Phải làm gì khi bé bị tiêu chảy ?
Đó không chỉ là băn khoăn của riêng ai mà hầu như bất kì phụ huynh nào khi gặp phải tình huống tương tự đều không khỏi bối rối. Lướt qua những diễn đàn dành riêng cho các bà mẹ, rất phổ biến những câu hỏi như: “Bé nhà tôi bị tiêu chảy đã 3 hôm rồi. Đã cho bé uống nước cà rốt mà vẫn không đỡ. Có mẹ nào có bài thuốc hay nào thì mách giúp với?” hay “Con trai em 10 tháng tuổi, cả tuần nay cháu bị tiêu chảy, ai biết được cách trị ra sao thì giúp cho em với và sau khi cháu bớt bệnh rồi thì chế độ dinh dưỡng ăn uống như thế nào để cháu mũm mĩm trở lại hả các chị?”. Điều này cho thấy kiến thức của cha mẹ trong việc chăm sóc bé khi bị tiêu chảy còn rất thiếu, mặc dù tiêu chảy là dịch bệnh rất nguy hiểm có thể gây kiệt sức cho bé, do tình trạng mất nước liên tục.
Tại buổi tọa đàm “Cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy”, bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Tp. Hồ Chí Minh đã trả lời giải đáp và đưa ra những lời khuyên rất hữu ích cho các bậc cha mẹ.
Tiêu chảy, nguy hiểm do đâu?
Để có biện pháp xử lí kịp thời, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ tại sao tiêu chảy lại nguy hiểm. Khi trẻ có biểu hiện đi tiêu phân lỏng liên tiếp 3 lần trong vòng 24 giờ, đó là hiện tượng tiêu chảy. Sở dĩ tiêu chảy nguy hiểm với sức khỏe của trẻ là do cơ thể bị mất rất nhiều nước trong suốt giai đoạn nhiễm bệnh. Quan sát bệnh nhi, ta sẽ thấy các triệu chứng như: quấy khóc khát nước liên tục, da khô, môi khô, mắt trũng, sốt hoặc lừ đừ, li bì khó đánh thức, khô kiệt.Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?
Một trong những kỹ năng cha mẹ phải có là bù nước ngay cho trẻ khi bị tiêu lỏng bằng dung dich bù nước và muối. Nếu trước đây cha mẹ gặp rất nhiều khó khăn ở khâu này do việc pha chế dung dịch, đòi hỏi phải chính xác lượng nước, đồng thời có trẻ nôn ói rất nhiều do dung dịch có vị lợ, rất khó uống thì gần đây trên thị trường đã có thêm một lựa chọn là dung dịch bù muối và nước pha sẵn Enteroloyte (sản phẩm của Sanofi – Aventis) với hương dâu, vị rất dễ uống.Một số người có quan niệm sai lầm như không cho con uống nước, nhịn ăn vì sợ sẽ đi tiêu nhiều hoặc nghe lời khuyên của người khác, cho bé uống các loại lá, thuốc không rõ nguồn gốc sẽ hết tiêu chảy. Tất cả những việc làm trên đều có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Theo bác sĩ Hoàng Lê Phúc, cha mẹ không nên kiêng khem quá nhiều cho bé trai lại cần chú ý dinh dưỡng thích hợp cho trẻ, ăn từng ít một, nấu nhừ, dễ tiêu. Điều quan trọng là phải cho bé uống bù vào lượng nước đã mất.
Khi trẻ không bị mất nước nữa, bé sẽ khỏe hơn, bé có thể ăn uống như bình thường. Với trẻ còn bú sữa mẹ, rất cần được cho bé bú càng nhiều càng tốt. Sữa mẹ vừa là nguồn thực phẩm dinh dưỡng vừa cung cấp nước cho bé.
Nên cho bé đến bác sĩ khi có các triệu chứng: sốt cao, phân có đàm máu, không giảm số lần đi tiêu, bé mệt mỏi, ngủ li bì… Trong một số trường hợp có thể cho bé uống thêm men tiêu hóa (probiotic) để giúp tái lập lại hệ vi sinh đường ruột sau khi bị rối loạn
Và đừng quên các biện pháp dự phòng....
Ngày lễ Tết khi các gia đình hay di chuyển, tụ tập nhiều người, và cũng là lúc chuyển mùa, dịch tiêu chảy rất dễ lây lan, các gia đình đừng quên thực hiện các biện pháp dự phòng để tránh lây lan tác nhân gây bệnh. Thực hiện việc ăn chín, uống sôi và rửa tay để cắt đứt đường lây truyền, phòng ngừa hiệu quả bệnh tiêu chảy cho bé. Rửa tay với xà bông và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho bé ăn, sau khi thay tã…. Cần lưu ý, khóa vòi nước và tay nắm cửa phòng vệ sinh có thể là các vật trung gian lây bệnh dễ bị bỏ qua nhất và nếu không lưu ý, bàn tay chúng ta có thể sẽ bị nhiễm bẩn lại sau khi rửa tay sạch sẽ.
Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy
Bs. Hoàng Lê Phúc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét